Đặt vấn đề
Ứng
dụng CNTT) trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước luôn là động lực
quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số
36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu
“triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với
việc xây dựng chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) ở
mức độ cao trong nhiều lĩnh vực”. Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính giúp
tăng cường minh bạch, giảm thiểu thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao hiệu
quả công việc của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao,
cần có sự đầu tư và chiến lược phát triển hợp lý.
Ủy
ban Nhân dân phường Thảo Điền là một trong những địa phương đang nỗ lực thực
hiện công cuộc chuyển đổi số với mục tiêu thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2024
““Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của
Quốc Hội”. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại Ủy ban nhân dân
phường Thảo Điền không chỉ giúp cải thiện quy trình làm việc, tăng cường minh
bạch và hiệu quả, mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh
nghiệp về dịch vụ công trực tuyến.
Tuy
nhiên, để việc ứng dụng CNTT thực sự phát huy tối đa tiềm năng, UBND phường
Thảo Điền cần phải đối mặt và giải quyết một loạt các thách thức và hạn chế
hiện hữu. Trong bối cảnh đó, việc nhận diện và giải quyết những hạn chế, đồng
thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong
quản lý hành chính tại Ủy ban Nhân dân phường Thảo Điền là vô cùng cần thiết.
Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công mà còn tạo ra một môi
trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và minh bạch, đáp ứng được yêu cầu của
thời đại số hóa.
Một số
tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được cũng có những hạn
chế: việc tham mưu các giải pháp ứng dụng CNTT còn hạn chế về số lượng, nội
dung chưa phong phú.
Trang thiết bị, máy móc phục vụ nhu cầu cần thiết trong
công tác như máy vi tính,… đã cũ, xuống cấp, ảnh hưởng đến việc sử dụng các
phần mềm, khó đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngày càng cao.
Một số cán bộ, công chức còn hạn chế về kỹ năng và kiến
thức CNTT, chưa có nhân sự phụ trách về CNTT dẫn đến việc khai thác và sử dụng
các ứng dụng CNTT chưa đạt hiệu quả tối ưu.
Việc xây dựng dữ liệu điện tử, vận hành các trang dịch vụ
công còn trong quá trình đang cập nhật hoàn thiện, còn chưa triển khai triển
khai đồng bộ đến các ngành có liên quan, nhất là trong các thủ tục liên thông,
ảnh hưởng đến việc luân chuyển và xử lý, kết thúc hồ sơ trên hệ thống, gây ảnh
hưởng đến hiệu quả đẩy mạnh chất lượng công vụ, cải cách hành chính định hướng
chuyển đổi số.
Sự thiếu đồng bộ và kết nối giữa các phòng ban chuyên môn
dẫn đến tình trạng thông tin bị phân tán, khó khăn trong việc tra cứu và chia
sẻ dữ liệu.
Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính
Nhằm
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp sau:
Một là, đầu
tư hoặc đề xuất đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và CNTT như: nâng cao
tốc độ đường truyền, nâng cấp trang thiết bị CNTT hiện đại,... để đảm bảo tốc
độ truy cập nhanh và ổn định, đặc biệt trong giờ cao điểm. Ứng dụng mạnh mẽ các
công nghệ số mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xây dựng
và triển khai các ứng dụng để sử dụng DVCTT trên các thiết bị di động thông
minh.
Hai là,
tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia các hội thảo, khóa đào
tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT. Khuyến khích học tập và cập nhật các công nghệ mới
nhằm nâng cao hiệu quả làm việc đảm bảo đủ năng lực, trình độ để thực hiện các
quy trình, nghiệp vụ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề có liên
quan trong việc giúp đỡ người dân làm quen và sử dụng DVCTT. Trong đó, đặc biệt
chú trọng tập trung phát triển nguồn lực đáp ứng tiến trình chuyển đổi số quốc
gia theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn lực chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Ba là, tăng
cường công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến toàn thể các tầng lớp nhân
dân về vị trí, vai trò của CNTT; đồng thời, huy động rộng rãi các nguồn lực
chung tay triển khai xây dựng chính quyền điện tử. Thường xuyên tuyên truyền và
chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ… để người dân hiểu
về lợi ích của dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích nhằm tăng
tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến. Công tác này cần được thực hiện thường xuyên,
liên tục, đa dạng phong phú về nội dung và hình thức thực hiện thông qua các
trang mạng xã hội như zalo, facebook; các phương tiện thông tin truyền thông
như loa phát thanh, bản tin, báo chí, truyền hình; trang thông tin điện tử;
thông qua chính đội ngũ cán bộ, công chức.
Bốn là, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
hoàn thiện và đồng bộ các phần mềm phục vụ quản lý hành chính trong việc chia
sẻ và quản lý dữ liệu; đảm bảo tính thân thiện với người dùng và đầy đủ các
tính năng cần thiết
Việc
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại UBND phường Thảo
Điền là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Với sự đầu tư đúng đắn và những
giải pháp hợp lý, UBND phường Thảo Điền sẽ tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu
quả công việc, mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THẢO ĐIỀN